1. Chụp ảnh là gì?
Từ thế kỷ thứ V trước công nguyên (BC) người ta đã nhận ra hình ảnh của cảnh vật bên ngoài với ánh sáng mặt trời sẽ chiếu xuyên qua một lỗ nhỏ như lỗ kim vào một căn phòng tối. Cụm từ Camera Obscura có nghĩa là “phòng tối”. Phát kiến này đã giúp cho công việc của các họa sĩ vượt lên 1 tầm cao mới.
Từ thế kỷ 16 Camera Obscura đã được cải thiện bằng cách sử dụng một ống kính đơn giản.
Tới đây cơ bản đã có máy ảnh và ống kính rồi bây giờ tìm cách để lưu giữ hình ảnh lại, suy nghĩ đơn giản là tìm cái giấy gì mà tự nó cảm nhận được ánh sáng lưu lại hình ảnh mà không cần vẽ bằng bút lên giấy. Phát minh ra film âm bản với hiện tượng quang hóa của muối bạc – bây giờ thì bên trong máy ảnh kts là cảm biến điện tử (Image sensor) thay thế cho film muối bạc.
Khái niệm chụp ảnh là vẽ bằng ánh sáng chính là mô tả quá trình chụp ảnh này.
* Máy ảnh cơ bản với 1 ống kính có gương phản quang nên có tên là Single lens reflex camera – ngày nay có kỹ thuật số nên có thêm “Digital” Single lens reflex camera viết tắt là DSLR.
2. Chụp ảnh sao cho đẹp?
Bạn muốn có một hình ảnh đẹp? nhưng lại chưa biết chụp sao cho đẹp? Để có những hình ảnh đẹp thì người chụp cần có những mẹo riêng cho bản thân. Nay mình cùng mách nhỏ các mẹo nhỏ đó nhé!
2.1. Tránh chụp ảnh nơi có ánh sáng yếu, ngược ánh sáng
Khi chọn bối cảnh để chụp, bạn nên chọn những nơi có nguồn sáng tốt sẽ giúp bức ảnh của bạn sống động và rõ nét hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế chụp chủ thể khi ngược sáng, điều này sẽ khiến bức ảnh của bạn bị tối, vật thể và các chi tiết xung quanh chủ thể sẽ rất dễ bị mờ và có thể bị lộ sáng.
2.2. Điều chỉnh cân bằng sáng sau khi chụp ảnh
Với một số mẫu điện thoại thông minh hiện đại, chúng có thể được trang bị tính năng tự động điều chỉnh ánh sáng cho ảnh sau khi chụp. Tuy nhiên, để bức ảnh được cân bằng màu sắc và ánh sáng theo ý muốn, bạn có thể tự điều chỉnh bằng tính năng chỉnh sửa ảnh mặc định trên điện thoại hoặc có thể lựa chọn một số ứng dụng, phần mềm hỗ trợ điều đó.
2.3. Hạn chế bật đèn Flash
Ở một số nơi tối, bạn thường có thói quen bật đèn flash để bức ảnh của mình sáng hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đèn flash lại khiến bức ảnh của bạn xấu đi khi gặp các lỗi như: đỏ mắt – bắt sáng, mờ da hoặc mờ ánh sáng, .. Do đó, bạn nên tận dụng ánh sáng tự nhiên và chọn bối cảnh phù hợp để có được những bức ảnh ưng ý muốn.
2.4. Chú ý bố cục ảnh
Bên cạnh yếu tố ánh sáng, bố cục hình ảnh quyết định đến 70% độ chất lượng hình ảnh của bạn. Do đó, bạn nên nắm chắc 3 lưu ý về cách điều chỉnh bố cục sau đây:
Điều chỉnh bố cục theo quy tắc 1/3
Quy tắc 1/3 hay còn gọi là “tỉ lệ vàng” là một trong những quy tắc cơ bản trong nhiếp ảnh. Bạn có thể tinh chỉnh chủ thể trong hình ở vị trí 1/3 theo theo chiều ngang và chiều dọc. Tiếp theo, bạn cần điều chỉnh sao cho đối tượng chính mà camera nhắm tới vào một trong bốn điểm giao nhau của khung hình (giống như ảnh minh họa) thay vì đặt chủ thể ở bức giữa khung hình.
Việc áp dụng quy tắc 1/3 sẽ làm cho bức ảnh hài hòa và cân bằng hơn. Bạn có thể sử dụng lưới grid trong ứng dụng chụp ảnh mặc định trên điện thoại Android và IOS.
Sử dụng quy tắc bố cục đường hội tụ
Những đường dẫn hội tụ này có thể là đường ray xe lửa, hàng rào,… và cũng có thể cong hay thẳng tùy theo hình dạng của vật thể. Quy tắc này làm bức ảnh của bạn có cực kỳ thu hút, bố cục có chiều sâu, và chủ thể chính của bức ảnh được tập trung, nổi bật nhiều hơn.
Sử dụng bố cục trung tâm và đối xứng
Bố cục trung tâm và đối xứng sẽ khiến ảnh thu hút hơn rất nhiều bởi sự cân bằng của nó. Thông thường khi chụp ảnh kiến trúc, bố cục này sẽ mang lại hiệu quả cao nhờ tập trung tuyệt đối vào chủ thể, giúp bạn có được sự cân bằng hoàn hảo và mang lại thông điệp truyền tải cao.
2.5. Tận dụng toàn bộ khung hình
Đừng ngần ngại chụp một bức ảnh mới với tầm nhìn rộng. Khi có ảnh lớn, bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh hậu kỳ, cắt bỏ những phần chưa ưng ý, dễ dàng chỉnh sửa để tạo ra một bức ảnh đẹp, thu hút. Khi chụp ảnh thiên nhiên hay thiên nhiên kết hợp với con người, bạn nên chọn chụp rộng để chụp được những bức ảnh đẹp nhất.
2.6 Không đặt đối tượng ở chính giữa bức ảnh
Nếu bạn đặt chủ thể vào tâm ảnh theo nguyên tắc đối xứng nhưng không có bố cục logic cụ thể hay ý đồ nghệ thuật sẽ
khiến bức ảnh của bạn thiếu chiều sâu và tinh tế. Áp dụng quy tắc một phần ba để có một bức ảnh trông thật hấp dẫn và bắt mắt hơn. Vì vậy, bạn nên tránh đặt chủ thể ở chính giữa khung hình.
.
2.7. Không đứng quá xa đối tượng
Bạn không nên giữ khoảng cách giữa đối tượng và camera quá xa nhau. Khoảng cách phù hợp từ 90 cm – 120 cm mới có thể tạo nên một bức ảnh hài hoà, làm cho chủ thể không quá nhỏ cũng không quá lớn.
2.8. Hạn chế sử dụng tính năng zoom (thu phóng ảnh)
Nếu như máy ảnh thông thường sử dụng zoom quang học thì ở điện thoại, máy ảnh thường sử dụng zoom kỹ thuật số. Hiệu ứng của thu phóng kỹ thuật số làm giảm chất lượng hình ảnh và có thể làm cho hình ảnh trông mờ và dễ vỡ hơn. Do đó, để hạn chế điều này, bạn nên hạn chế sử dụng tính năng zoom trên điện thoại, có thể tìm cách di chuyển lại gần chủ thể để có những bức ảnh chất lượng và chuyên nghiệp hơn.
2.9. Sáng tạo màu sắc, kiểu dáng độc đáo
Ngoài việc phối các màu sáng – tối để tạo ra sự tương phản về màu sắc cho bức hình, bạn cũng nên chọn phối các màu cùng tông với nhau. Điều này làm ảnh trở nên đẹp mắt và trông dễ chịu hơn.
Ngoài ra, việc phá cách trong cách chụp ảnh cũng là một điều thú vị trong nhiếp ảnh, đôi khi việc phá vỡ các quy tắc lại giúp ảnh của bạn trong độc đáo hơn, giúp thể hiện nội dung bức ảnh một cách mạnh mẽ nhất.
2.10. Chụp nhiều ảnh
Để có kỹ năng chụp ảnh tốt và chuyên nghiệp cũng như biết cách chọn bố cục, khung cảnh, màu sắc cho phù hợp với chủ đề bức ảnh cũng cần một quá trình luyện tập lâu dài. Dần dần bạn sẽ tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân để có thể trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Vì vậy, hãy chụp nhiều ảnh và lọc để có những bức ảnh chất lượng, bố cục cân đối và màu sắc hài hòa.
3. Cách chụp ảnh giúp bạn chuyên nghiệp hơn
“Bạn không chụp ảnh. Bạn tạo ra nó. ” – Trích lời của Ansel Adams. Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa một bức ảnh đẹp và một bức ảnh tầm thường? Trong suốt lịch sử, chúng ta đã thấy hàng triệu bức ảnh về những địa điểm nổi tiếng được chụp. Vậy tại sao một số bức ảnh trông tuyệt vời và những bức ảnh khác chỉ đơn giản bình thường?
3.1 Tìm một góc chụp khác biệt
Nhiều người có thói quen chụp ảnh ngang tầm mắt. Mặc dù không có gì sai với điều đó, nhưng những bức ảnh nổi bật thường là những bức ảnh có góc chụp thú vị hơn. Ảnh chụp góc thấp khiến chủ thể trong ảnh trông càng ngày càng lớn hơn trong khi góc chụp từ trên cao thường cho tác dụng ngược lại.
3.2 Dùng chân máy tripod
Nếu bạn quyết tâm chụp những bức ảnh nổi bật, thì bạn cần có chân máy.
Khi chụp ảnh cảnh đêm, chân máy rất hữu ích. Tăng ISO của máy ảnh sẽ dẫn đến hình ảnh nhiễu hạt, nhưng chân máy cho phép bạn chụp ở tốc độ màn trập chậm hơn và bạn sẽ có thể chụp được nhiều bức ảnh thú vị hơn và có nhiều thử nghiệm hơn.
Điều này cũng đặc biệt hữu ích khi bạn đang sử dụng ống kính tele nặng và dễ bị rung.
3.3 Ảnh HDR (High Dynamic Range)
Ảnh có Dải động cao (HDR) là ảnh được chụp bằng kỹ thuật dải động mở rộng, giúp ảnh của bạn trông chuyên nghiệp hơn và chính nhờ chế độ chụp HDR mà máy ảnh Canon EOS DSLR series Premium thậm chí còn trở nên tốt hơn. Bạn cũng có thể chụp ảnh HDR thủ công bằng cách sử dụng chân máy nhiều lần phơi sáng và sau đó ghép chúng lại với nhau.
Dải tương phản động đơn giản chỉ là sự chênh lệch giữa hai mức màu sáng nhất và màu tối nhất được chụp lại trong một bức ảnh.
Tác phẩm ta thu được có thể rất khác nhau. Đó có thể là một bức ảnh có độ tương phản cao và được phơi sáng hoàn hảo mà có khi lại là một tuyệt tác siêu thực đánh đố tư duy. Để có thể chụp được ảnh HDR đẹp, bạn nên dùng loại máy ảnh có chế độ Auto Exposure Bracketing (chụp bù trừ điểm phơi sáng tự động) Ngoài ra bạn sẽ cần thêm một phần mềm ghép ảnh HDR tốt.
3.4 Giờ vàng
Giờ vàng là một cách nói về thời gian ngay sau bình minh hoặc ngay trước khi mặt trời lặn. Quá trình này mất chưa đến một giờ vì nó phụ thuộc vào vị trí của bạn.
Trong khung giờ vàng, những gam màu nắng ấm từ mặt trời xuống thấp thường là điều kiện thuận lợi để tôn lên màu sắc. Ngoài ra, vì ánh sáng mặt trời phải đi qua bầu khí quyển dày hơn, ánh sáng không trực tiếp và độ tương phản kém sắc nét hơn.